Waterdrop Vietnam

5 cách xử lý nước nhiễm phèn hiệu quả tại nhà

Nguồn nước nhà bạn có vị chua, hôi tanh, có váng nổi trên mặt nước tức là nước đã bị nhiễm phèn. Vậy nước nhiễm phèn ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe? Mẹo xử lý nước phèn ra sao? Mời bạn cùng Waterdrop tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

1Nước nhiễm phèn là gì? Cách nhận biết nước bị nhiễm phèn

Nước nhiễm phèn là tình trạng nước có màu vàng đục, mùi hôi tanh, khi nếm thử thì nước có vị hơi chua. Khi để nước nhiễm phèn trong xô, từ 10 đến 15 phút thì xảy ra hiện tượng nước kết tủa, nổi một lớp váng trên mặt nước và chuyển sang màu vàng gạch. 

Nước nhiễm phèn là tình trạng nước có màu vàng đục, mùi hôi tanh

Nước sinh hoạt bị nhiễm phèn

Bên cạnh đó, các chỉ số đánh giá chất lượng nguồn nước như: TDS, độ cứng của nước, độ pH có thể sẽ vượt mức cho phép.

Khi nếm nước có vị chua nhẹ, độ pH trong nước thấp, có váng nổi trên mặt nước, khi giặt khiến quần áo bị ố vàng là nước bị nhiễm phèn. Đặc biệt, nước nhiễm phèn nặng có mùi tanh cực kỳ khó chịu.

Nước sinh hoạt nhiễm phèn

2Nguyên nhân nước bị nhiễm phèn

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nguồn nước bị nhiễm phèn, một vài nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:

  • Đặc tính thổ nhưỡng đất phèn gây ra: Điều này thường xảy ra ở các vùng đồng bằng. Các đường ống dẫn nước bằng sắt cũng sẽ bị ăn mòn và hoen gỉ nhanh hơn khi chứa nước bị nhiễm phèn theo thời gian.
  • Tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm: Điều này tác động nghiêm trọng đến tầng nước ngầm dẫn đến giảm chất lượng nước và khả năng nhiễm một số các tạp chất độc hại: amoni, asen, nitrit, H2S, chì,... gây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe con người.
  • Hàm lượng anion sunfat trong nước tăng cao: Phèn được tạo thành từ các anion sunfat SO4-2 và cation của 2 kim loại có hoá trị khác nhau, là các muối kép với cấu tạo tinh thể đồng hình 8 mặt. Hàm lượng anion sunfat trong nước quá cao sẽ khiến nguồn nước bị nhiễm phèn.

Dấu hiệu nước bị nhiễm phèn

 

>> Xem thêm: Bộ lọc đầu nguồn xử lý nước

3Ảnh hưởng của nước nhiễm phèn đối với sức khỏe

Việc sử dụng nguồn nước nhiễm phèn chưa được xử lý sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho sức khỏe của bạn như:

  • Viêm gan A: Gây buồn nôn, vàng da, sốt, tiêu chảy và nặng hơn có thể dẫn đến suy gan cấp tính.
  • Bệnh thương hàn: Gây sốt, đau bụng, phát ban, đau đầu.
  • Bệnh kiết lỵ: Gây ra hiện tượng tiêu chảy nghiêm trọng, sốt và đau bụng.
  • Bệnh dịch tả: Gây tiêu chảy, mất nước nghiêm trọng, sốt, đau bụng và nôn mửa.
  • Các vấn đề về sức khỏe khác: Da dễ bị viêm, bong tróc, tóc khô hơn và răng bị ngả vàng.

Việc sử dụng nguồn nước nhiễm phèn chưa được xử lý sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho sức khỏe

Khi sử dụng nước giếng khoan trong một thời gian dài có thể dẫn đến nguy cơ mắc nhiều loại bệnh mãn tính, thậm chí là các bệnh ung thư, vì trong nguồn nước nhiễm phèn còn có các loại vi khuẩn, các kim loại nặng độc hại như: 

  • Thạch tín (asen): Có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư da hoặc phổi.
  • Thủy ngân: Trong môi trường nước gây rối loạn hệ thần kinh trung ương.
  • Nitrat: Đây là bazơ gây nguy hiểm cho sức khỏe ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi.
  • Sunfat: Gây ra các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như kiết lỵ, tiêu chảy.

Viêm da do sử dụng nước nhiễm phèn

Viêm da do sử dụng nước nhiễm phèn

4Những tác hại khác của nước nhiễm phèn đến sinh hoạt

Bên cạnh những ảnh hưởng tới sức khỏe của người sử dụng, nước nhiễm phèn còn đem đến nhiều tác hại khác trong quá trình sinh hoạt như:

  • Khi sử dụng nước nhiễm phèn để giặt giũ, theo thời gian quần áo sẽ bị xỉn màu, xuất hiện các vết ố vàng, thô ráp và nhanh hỏng hơn.
  • Nước nhiễm phèn gây đóng cặn và làm hoen gỉ, ăn mòn và ố vàng các dụng cụ, vật chứa đặc biệt là những đồ dùng bằng kim loại.
  • Đối với thực phẩm, nước nhiễm phèn gây biến chất, thay đổi màu sắc, mùi vị.
  • Khi nước nhiễm phèn tiếp xúc với cây trồng, nó có thể gây ra sâu bệnh và giết chết cây trồng, đặc biệt là các loại cây hoa màu.

Đất và nước nhiễm phèn làm cây trồng không thể hấp thụ chất dinh dưỡng

Đất và nước nhiễm phèn làm cây trồng không thể hấp thụ chất dinh dưỡng

5Cách xử lý nước nhiễm phèn hiệu quả nhất

Do những tác hại và ảnh hưởng mà nước nhiễm phèn mang lại, bạn cần khắc phục và xử lý chúng. Dưới đây là một vài gợi ý xử lý nước nhiễm phèn hiệu quả.

Sử dụng tro bếp

Tro bếp là một vật liệu lọc nước cực kỳ dễ tìm mà lại rất hữu dụng. Đầu tiên, bạn cho khoảng 5 đến 10 gram tro bếp vào chậu nước cần khử phèn, để khoảng 15 - 20 phút. Khi đó, phản ứng hóa học giữa các thành phần trong tro bếp với nước phèn sẽ diễn ra. Tro bếp sẽ loại bỏ các hợp chất sắt không tan và mang lại lượng nước sạch, an toàn.

Khi kết thúc phản ứng, tro bếp và các chất có hại sẽ đọng xuống dưới đáy chậu. Bạn có thể dễ dàng lọc lấy phần nước sạch đã được khử phèn và sử dụng ngay.

Sử dụng tro bếp

Khử phèn bằng vôi

Tương tự như tro bếp, để lọc nước phèn, bạn cho vôi vào nước và chờ khoảng 15 - 20 phút. Sau đó, phản ứng hóa học xảy ra làm cho lượng sắt có trong nước bị khử sạch, mang tới lượng nước không phèn, an toàn cho sức khỏe.

Phương pháp này đã và đang được tận dụng phổ biết bởi tính đơn giản và tiện lợi của nó.

Khử phèn bằng vôi

Xử lý nước bằng phèn chua

  • Bước 1: Bạn chuẩn bị 1g phèn chua cho khoảng 20 lít nước.
  • Bước 2: Làm tan lượng phèn tương đương thể tích nước cần khử phèn bằng cách múc một gáo nước rồi từ từ hòa tan lượng phèn đó. Sau đó cho chúng vào dụng cụ chứa nước và khuấy đều.
  • Bước 3: Bạn để nguyên lượng phèn đã hòa tan trong nước khoảng 30 phút để cặn lắng xuống đáy.
  • Bước 4: Sau khi cặn lắng hết xuống đáy, bạn có thể gạn lấy nước đã khử phèn để sử dụng. 

Xử lý nước bằng phèn chua

Xây bể lọc nước gia đình

Nhiều người thường kỹ lưỡng thiết lập bể lọc nước cho gia đình mình. Phương pháp này tuy tốn chi phí, diện tích và công sức nhiều hơn nhưng đổi lại họ có thể an tâm hoàn toàn là nước đã được khử sạch phèn. Đồng thời bể lọc này có thể sử dụng lâu dài.

Đây là phương pháp đòi hỏi tính kỹ thuật, tùy thuộc vào điều kiện nơi sinh sống, nhu cầu sử dụng, bạn có thể tham khảo những nguồn thông tin bổ ích xung quanh mình (học hỏi những người đã từng làm bể lọc,...) để hỗ trợ thiết kế, xây dựng bể lọc nước phù hợp với gia đình.

Sử dụng máy lọc nước cho gia đình

Trong thời buổi công nghệ như hiện nay thì việc lắp đặt và xử dụng hệ thống lọc nước hết sức cần thiết, nó mang lại khá nhiều sự tiện lợi và đặc biệt là cung cấp đủ nguồn nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất kể cả trong mùa mưa hay mùa nắng. Với nhiều công nghệ tiên tiến, thiết kế dần gọn nhẹ và hiệu quả cao, máy lọc nước đang là sản phẩm được các gia đình sử dụng.

>> Gợi ý máy lọc nước cho gia đình: Máy lọc nước ro G2

 

Chia sẻ bài viết:
Tags: xử lý nước
Bạn đang xem: 5 cách xử lý nước nhiễm phèn hiệu quả tại nhà
Bài trước
Viết bình luận
Bài viết liên quan
Bộ lọc nước tại vòi và những điều bạn cần biết

Bộ lọc nước tại vòi và những điều bạn cần biết

20/03/2023

Bộ lọc nước tại vòi đang trở thành xu hướng của không ít hộ gia đình ở thành phố lớn. Và sự xuất hiện máy lọc nước tạ...

Bình lọc nước gia đình những điều bạn cần biết khi sử dụng

Bình lọc nước gia đình những điều bạn cần biết khi sử dụng

14/03/2023

Bình lọc nước gia đình có thiết kế nhỏ gọn, dễ lắp đặt, di chuyển và giá thành rẻ mà bình lọc nước chiếm đư...

8 nguyên nhân máy lọc nước không chạy và cách khắc phục hiệu quả

8 nguyên nhân máy lọc nước không chạy và cách khắc phục hiệu quả

07/03/2023

Tại sao máy lọc nước không chạy? Tại sao phải dùng sản phẩm hay bị lỗi vặt ? Trong bài viết này, Waterdrop...

TDS là gì

TDS là gì

03/03/2023

TDS (Total Dissolved Solids) – là tổng lượng chất rắn hòa tan bao gồm các dạng ion hóa , phân tử hoặc vi hạt của các ...

Hóa chất độc hại PFAS trong nước

Hóa chất độc hại PFAS trong nước

03/03/2023

Các nhà nghiên cứu trên khắp đất nước đã bắt đầu nghiên cứu sự hiện diện của hóa chất PFAS trong nước mưa. Hiện tượng...

Tác dụng độc của chất gây ô nhiễm thuốc trừ sâu Atrazine

Tác dụng độc của chất gây ô nhiễm thuốc trừ sâu Atrazine

03/03/2023

Atrazine là gì ?  Atrazine là chất gây ô nhiễm thuốc trừ sâu được phát hiện phổ biến nhất trong nước ngầm, nước ...

Nhận thông tin khuyến mãi từ chúng tôi