Waterdrop Vietnam

Mô hình SMART là gì? Cách xác định mục tiêu SMART

Mô hình SMART đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp đạt được năng suất và hiệu quả cao trong các chiến dịch marketing. Vậy SMART là gì? Cách xác định mục tiêu dựa theo nguyên tắc SMART như thế nào? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Waterdrop để được giải đáp nhé! 

1. Mô hình SMART là gì?

SMART là một mô hình giúp doanh nghiệp hay các chuyên gia marketing thiết lập và đánh giá tính cụ thể về mức độ khả thi và tính hợp lý của các mục tiêu trong kế hoạch Marketing. Ngoài ra, mô hình này còn giúp các doanh nghiệp xác định được mục tiêu marketing phù hợp với chiến lược kinh doanh theo từng thời điểm khác nhau.

mô hình smart
Mô hình SMART là gì?

SMART sẽ đánh giá các mục tiêu marketing dựa trên 5 tiêu chí sau:

  • S – Specific (Tính cụ thể)
  • M – Measurable (Đo lường được)
  • A – Actionable (Tính Khả thi)
  • R – Relevant (Sự Liên quan)
  • T – Time-Bound (Thời hạn đạt được mục tiêu)

 

>> Xem thêm: hướng dẫn sử dụng google forrm 

2. Vì sao nên áp dụng mô hình SMART trong Marketing?

2.1 Cụ thể hóa mục tiêu

Sau khi kết thúc một quý, các nhà quản lý và đội ngũ nhân viên sẽ bắt đầu xây dựng những mục tiêu mới cho quý tiếp theo. Nhiều doanh nghiệp sẽ hào hứng đặt ra những mục tiêu vĩ mô và tham vọng lớn. Tuy nhiên, hầu hết những mục tiêu đó vẫn còn mơ hồ, không có tính khả thi trong thực tế.

smart mô hình
SMART giúp doanh nghiệp cụ thể hóa mục tiêu

Mô hình SMART sẽ giúp các doanh nghiệp cụ thể hóa mục tiêu của mình bằng những chỉ số đo lường cụ thể. Qua đó, mục tiêu của doanh nghiệp sẽ hiện ra trên một bức tranh cụ thể và rõ ràng.

2.2 Tăng độ phù hợp, chính xác của mục tiêu

Khi áp dụng thành công nguyên tắc SMART, nhà quản lý sẽ loại bỏ được những mục tiêu không phù hợp với quá trình phát triển của doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp sẽ có một định hướng phát triển hiệu quả hơn với các mục tiêu đã được xác định.

mô hình smart

2.3 Cải thiện tính đo lường của mục tiêu

Ngoài những lợi ích trên, SMART còn giúp các nhà quản lý cải thiện khả năng đo lường mục tiêu. Nhờ đó, ngay từ khi thiết lập mục tiêu, SMART sẽ giúp nhà quản trị xác định được kết quả và mức độ hoàn thành công việc mà đội ngũ nhân viên cần đạt được.

mô hình smart

>> Xem thểm: Cách tạo mã QR bằng zalo

2.4 Phù hợp với mục tiêu công ty

Yếu tố Relevant (liên quan) của SMART sẽ giúp liên kết những mục tiêu riêng của từng phòng ban với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Sự liên kết này sẽ là cầu nối gắn kết giúp doanh nghiệp gia tăng sức mạnh tập thể khi đối diện với khó khăn.

smart quy tắc

2.5 Gia tăng hiệu suất làm việc của nhân viên

SMART sẽ giúp nhân viên có định hướng rõ ràng trong quá trình làm việc để hướng tới một mục tiêu cụ thể hơn. Ngoài ra, các kết quả làm việc của nhân viên sẽ được đo lường và đánh giá chính xác khi nhà quản trị áp dụng SMART.

mô hình smart

3. Hướng dẫn xác định mục tiêu theo nguyên tắc SMART

Quy trình xác định mục tiêu theo nguyên tắc SMART sẽ được thực hiện dựa trên 5 yếu tố sau đây:

3.1 Specific: Cụ thể, dễ hiểu

Các mục tiêu được đề ra càng chi tiết và cụ thể bao nhiêu thì doanh nghiệp sẽ càng dễ nắm bắt và đo lường mức độ khả thi của các hoạt động. Ngược lại, nếu bạn chỉ tóm gọn mục tiêu trong những lời lẽ chung chung thì sẽ rất khó để đo lường mức độ khả thi và thực tế những công việc đã làm có đúng định hướng với kế hoạch hay không.

3.2 Measurable: Đo lường được

Những mục tiêu trong công việc cần gắn liền với những con số cụ thể. Việc xây dựng mục tiêu theo tiêu chí Measurable của SMART sẽ thể hiện tham vọng của bạn. Khi đặt mục tiêu công việc, bạn cần xác định bản thân có thể hoàn thành hay không. Sau khi hoàn thành mục tiêu, bạn hãy đo lường mức độ hiệu quả để đánh giá kết quả dựa trên những con số thực tế.

3.3 Atainable: Tính khả thi

Tính khả thi là tiêu chí quan trọng khi đặt ra mục tiêu theo nguyên tắc SMART. Vì vậy, bạn cần cân nhắc đến khả năng hoàn thành mục tiêu đó có khả thi hay không. Việc xác định tính khả thi của mục tiêu cũng sẽ là động lực để bạn cố gắng và thách thức giới hạn bản thân.

3.4 Realistic: Tính thực tế

Bạn nên xác định mục tiêu cá nhân liên quan đến định hướng phát triển trong công việc, lĩnh vực đang làm và phù hợp với sự phát triển chung của công ty. Bên cạnh đó, bạn cũng cần xem tính các mục tiêu có đáp ứng được các vấn đề mà bản thân phải đối mặt hay không trước khi tiến hành thực hiện.

3.5 Time bound: Thiết lập thời gian

Việc áp đặt thời gian hoàn thành mục tiêu sẽ gây áp lực đến mỗi cá nhân phải hoàn thành đúng deadline của công việc. Hơn thế nữa, việc thiết lập thời gian deadline công việc sẽ tạo tính kỷ luật và nâng cao năng suất công việc của nhân viên.

>> Xem thêm: cách sử dụng Pivot table thống kê và làm báo cáo

4. Ví dụ về việc thiết lập mục tiêu Marketing theo quy tắc SMART

Ví dụ về trường hợp doanh nghiệp thiết lập mục tiêu số lượng người dùng đăng ký email theo quy tắc SMART:

  • Mục tiêu: Trong 3 tháng, số lượng người đăng ký nhận email tăng lên 50% bằng cách trả thêm chi phí quảng cáo trên Facebook cho những bài đăng được nhận được nhiều tương tác và đọc nhiều nhất.
  • Tính cụ thể: Tăng số lượng người đăng ký nhận mail thông qua việc tăng ngân sách chạy quảng cáo Facebook cùng các bài đăng được nhiều người đọc và tương tác nhất.
  • Tính đo lường được: Mục tiêu tăng 50% số lượng người đăng ký email.
  • Tính khả thi: 2 tháng trước, doanh nghiệp đã áp dụng chiến lược tiếp thị qua email. Các công cụ đo lường phân tích dữ liệu đã cho thấy rằng tỷ lệ người dùng đăng ký nhận mail đã tăng 35% so với thời gian trước.
  • Tính thích hợp: Bằng cách tăng số lượng người đăng ký nhận email, lưu lượng truy cập website đã tăng trưởng nhanh, độ nhận diện thương hiệu được nâng cao và thu hút về nhiều khách hàng tiềm năng. Giới hạn về thời gian: Trong vòng 3 tháng.

mô hình smart ví dụ

Trên đây là những thông tin về mô hình SMART mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thể tạo lập mục tiêu và ứng dụng SMART trong marketing một cách hiệu quả. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu sử dụng phần mềm fOKRs thì hãy liên hệ ngay cho Fastdo qua website Waterdrop nhé!

Chia sẻ bài viết:
Tags: mô hình smart
Bạn đang xem: Mô hình SMART là gì? Cách xác định mục tiêu SMART
Bài trước
Viết bình luận
Bài viết liên quan
Cách cân bằng độ PH trong nước sinh hoạt hàng ngày

Cách cân bằng độ PH trong nước sinh hoạt hàng ngày

22/03/2023

Chắc hẳn bất cứ ai trong chúng ta cũng từng nghe đến độ pH. Vậy độ pH là gì? Cân bằng độ pH trong nước như thế n...

Hướng dẫn sử dụng Google forms cho phép người dùng tải tài liệu trực tiếp lên Google driver

Hướng dẫn sử dụng Google forms cho phép người dùng tải tài liệu trực tiếp lên Google driver

08/03/2023

1. Google Form hay Google Biểu mẫu Biểu mẫu Google hay Form Google chính là một trong số các công cụ được Google phát...

Những lời chúc ngày 8/3 cho đồng nghiệp nữ hay, ấn tượng, ý nghĩa

Những lời chúc ngày 8/3 cho đồng nghiệp nữ hay, ấn tượng, ý nghĩa

04/03/2023

Gửi tặng những lời chúc mừng ngày 8/3 đến các đồng nghiệp nữ không chỉ tạo ấn tượng tốt với họ mà...

Cách tạo mã QR bằng Zalo

Cách tạo mã QR bằng Zalo

28/02/2023

Cách tạo mã QR bằng Zalo Zalo QR là một trang web cho phép người dùng có thể tự tạo mã QR cho website và tùy chỉnh...

Cách sử dụng Pivot table thống kê và  làm  báo cáo

Cách sử dụng Pivot table thống kê và làm báo cáo

25/02/2023

I. Pivot table là gì và lợi ích của việc sử dụng Pivot table Pivot table là một trong những công cụ thống kê dữ liệu ...

Hướng  dẫn tạo Google Form chuyên nghiệp

Hướng dẫn tạo Google Form chuyên nghiệp

25/02/2023

I. Lợi ích việc tạo Google Form trên Google Drive Tạo bảng thu nhập thông tin một cách dễ dàng và nhanh chóng. Nh...

Nhận thông tin khuyến mãi từ chúng tôi